Ô Nhiễm Ánh Sáng Và Tác Hại Không Thể Ngờ Đến

Ô Nhiễm Ánh Sáng Là Gì Và Tại Sao Chúng Ta Cần Quan Tâm?

Ô Nhiễm Ánh Sáng Là Gì

Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng mà con người lạm dụng ánh sáng nhân tạo nhầm cung cấp một lượng ánh sáng quá mức cần thiết và không phù hợp. Có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống của con người, động vật hoang dã và khí hậu của chúng ta.

Có 4 thành phần của sự ô nhiễm ánh sáng bao gồm:

  • Sự phát sáng bầu trời đêm – là độ chói khuếch tán của bầu trời đêm tại các khu đô thị.
  • Sự xâm lấn ánh sáng – ánh sáng xuất hiện tại những nơi không có chủ đích, không mong muốn hoặc không cần thiết.
  • Sự chói – độ sáng quá mức gây khó chịu cho thị giác.
  • Sự bừa bãi của ánh sáng – các nguồn sáng đan xen .

Sự ô nhiễm ánh sáng là mặt trái của nền văn minh công nghiệp. Nó bao gồm việc thiết kế ánh sáng cho ngoại và nội thất, quảng cáo, trung tâm thương mại, văn phòng, nhà máy, đèn đường và các địa điểm thể thao được chiếu sáng.

Trên thực tế, có quá nhiều ánh sáng ngoài trời được sử dụng vào ban đêm một cách không hiệu quả. Nó quá sáng, không hướng đến mục tiêu cần thiết, không được che chắn đúng cách, và trong nhiều trường hợp hoàn toàn không cần thiết. Lượng ánh sáng này và lượng điện được sử dụng để tạo ra nó đang bị lãng phí và đổ vào môi trường, thay vì phải tập trung vào các vật thể và khu vực thực tế mà mọi người muốn chiếu sáng.

1. Hiện trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay

Một nghiên cứu vào năm 2016 đã chỉ ra rằng 80% dân số trên Trái Đất đang sống dưới sự ô nhiễm ánh sáng. Thậm chí ở Mỹ và Châu Âu. 99% người dân không thể trãi nghiệm một đêm tự nhiên đầy sao và ngấm nhìn dãy ngân hà. Nếu bạn đang sống ở khu vực thành thị, tất cả những gì bạn là mđể có thể thấy được loại ô nhiễm này là hãy ra ngoài vào ban đêm và nhìn lên bầu trời.

Hiện trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay

Hình ảnh về bầu trời trước và trong khi mất điện tại một thành phố ở vùng Đông Bắc nước Mỹ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu mức độ ô nhiễm ánh sáng ở nơi bạn đang sống, hãy sử dụng bản đồ tương tác này, được tạo ra từ dữ liệu của World Atlas. Hay sử dụng bộ điều hướng Blue Marble của Nasa để ngấm nhìn ánh đèn trong thành phố của bạn.

2. Ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng

Trong 3 tỷ năm, sự sống trên Trái Đất tồn tại và phát triển theo nhịp điệu của ánh sáng và bóng tối được tạo ra chỉ bằng sự chiếu sáng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao. Ngày nay, chúng ta dùng ánh sáng nhân tạo chế ngự bóng tối, và các thành phố phát sáng vào ban đêm làm thay đổi sự cân bằng tinh tế của môi trường sống quanh chúng ta. Những tác động tiêu cực đó vẻ như vô hình, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng của các nghiên cứu chỉ ra các tác động tiêu cực của ô nhiễm ánh sáng là có thể đo lường được. Các tác động của ô nhiễm ánh sáng bao gồm:

2.1. Lãng phí năng lượng

Năng lượng lãng phí để thấp sáng cho lượng ánh sáng không cần thiết này gây thiệt hại kinh tế và để lại hậu quả cho môi trường rất lớn.

Lấy ví dụ theo nghiên cứu chỉ riêng ở Mỹ: Trong 1 năm, trung bình ở Mỹ tiêu tốn khoảng 120 terawatt/h năng lượng để cung cấp cho hệ thống đèn led đường phố, chủ yếu để thấp sáng đường phố và bãi đổ xe.

IDA ước tính rằng ít nhất 30% tất cả ánh sáng ngoài trời chỉ riêng tại Hoa Kỳ bị lãng phí, chủ yếu là bởi ánh sáng không được che chắn. Điều đó làm tăng thêm tới 3,3 tỷ đô la và giải phóng 21 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm. Để bù đắp lượng carbon dioxide đó, chúng ta phải trồng 875 triệu cây mỗi năm.

Lãng phí năng lượng

Biểu đồ thể hiện sự lãng phí ánh sáng của đèn đường.

2.2. Phá vỡ hệ sinh thái và tác động đến động vật hoang dã

Thực vật và động vật phụ thuộc vào chu kỳ sáng và tối của Trái đất để chi phối các hành vi duy trì sự sống như sinh sản, nuôi dưỡng, ngủ và bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi. Bằng chứng khoa học cho thấy ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có tác động tiêu cực và gây chết đối với nhiều sinh vật bao gồm lưỡng cư, chim, động vật có vú, côn trùng và thực vật, kể cả con người.

Như ở loài rùa biển, chúng sống trong đại dương nhưng sinh sản trên bãi biển và trứng nở vào ban đêm. Rùa con tìm thấy biển bằng cách phát hiện đường chân trời sáng trên đại dương. Ánh sáng nhân tạo kéo chúng ra khỏi đại dương. Chỉ riêng ở Florida, hàng triệu con non mới nở chết theo cách này mỗi năm.

2.3. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

2.3.1 Sử dụng ánh sáng nhân tạo quá nhiều vào ban đêm có thể gây hại cho sức khỏe của bạn

Giống như các loài khác trên Trái Đất, con người tiến hóa theo nhịp điệu sinh học của chu kỳ sáng tối tự nhiên của ngày và đêm. Sự phát triển của ánh sáng nhân tạo khiến cho hầu hết chúng ta không còn trải nghiệm được những đêm thực sự tối.

Nghiên cứu cho thấy ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ béo phì, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, ung thư và hơn thế nữa.

2.3.2 Nhịp sinh học và Melatonin

Giống như hầu hết sự sống trên Trái đất, con người tuân thủ nhịp sinh học – đồng hồ sinh học của chúng ta – một kiểu thức ngủ được điều khiển bởi chu kỳ ngày đêm. Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể phá vỡ chu kỳ đó.

Cơ thể chúng ta sản xuất hormone melatonin để đáp ứng với nhịp sinh học. Melatonin giúp giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Nó có đặc tính chống oxy hóa, gây ngủ, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol và giúp hoạt động của tuyến giáp, tuyến tụy, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm ngăn chặn sản xuất melatonin.

2.3.3 Ánh sáng quá nhiều gây chói

Ánh sáng quá nhiều gây chói

Ánh sáng chói từ các nguồn sáng nhân tạo quá mức sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, nó sẽ làm giảm thị lực của bạn bằng cách giảm độ tương phản, làm giới hạn khả năng nhìn thấy được những nguy hiểm tìm tàng vào ban đêm. Nó ảnh hưởng nặng nề hơn với mắt bị lão hóa.

2.3.4 Ánh sáng xanh

Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm đặc biệt có hại. Thật không may, hầu hết các đèn LED được sử dụng cho chiếu sáng ngoài trời – cũng như màn hình máy tính, TV và các màn hình điện tử khác – tạo ra ánh sáng xanh dồi dào.

3. Giảm bớt tác hại của ô nhiễm ánh sáng trong nhà bạn

Với việc tiếp xúc nhiều với ô nhiễm ánh sáng từ môi trường thành thị bên ngoài mà bạn khó có khả năng thay đổi hay hạn chế nó. Việc bạn có thể làm tốt nhất là hạn chế nó ngay tại trong chính ngôi nhà của bạn bằng những cách sau:

3.1 Giảm thiểu ánh sáng xanh

Giảm thiểu ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh sẽ không có hại cho bạn vào ban ngày, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vào bạn đêm. Cho nên việc tùy chỉnh nhiệt độ màu thích hợp cho màn hình của các thiệt bị điện tử của bạn là cần thiết. Nên để ánh sáng trắng mát mẻ vào ban ngày và ánh sáng vàng ấm áp vào ban đêm.

Lựa chọn bóng đèn phù hợp cũng giúp bạn giảm bớt được ánh sáng xanh trong ngôi nhà mình. Trên bao bì sản phẩm của các loại Bóng đèn compact hay Bóng đèn Led bulb đều có cung cấp thông tin nhiệt độ màu. Nên sử dụng các nguồn sáng có nhiệt độ màu thấp, vì ánh sáng của chúng không có ánh sáng xanh và ít gây hại cho sức khỏe con người và môi trường hơn.

Biểu đồ nhiệt Kelvin dưới đây cho bạn thấy ý nghĩa của nhiệt độ màu

3.2 Giảm độ chói

Giảm độ chói

Nếu đã đọc bài này, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy cái xu hướng “càng sáng càng tốt” là đúng đắn. Và để giảm bớt nó, ngôi nhà của bạn nên được thiết kế ánh sáng. Bạn nên sử dụng đèn với số lượng vừa đủ, và sử dụng nhiều loại đèn khác nhau cho những hoạt động khác nhau. Có rất nhiều loại Đèn trang trí vừa giúp làm đẹp cho ngôi nhà, vừa cung cấp ánh sáng phù hợp cho mỗi hoạt động riêng mà không gây ra tình trạng ô nhiễm cho chính ngôi nhà của bạn.

Có một số loại đèn có khả năng điều chỉnh tăng giảm độ sáng và thay đổi nhiệt độ màu, giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh ánh sáng theo những nhu cầu khác nhau trong gia đình.

Xem thêm bộ tiêu chuẩn EyeComfort dành cho đèn led sử dụng trong gia đình của Philips để giảm tác hại của ô nhiễm ánh sáng.

3.3 Trả lại bóng đêm cho đôi mắt

Có khuyến cáo rằng nếu không thật sự có việc cần thiết, bạn nên hạn chế sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm trong ngôi nhà. Điều đó vừa giúp đôi mắt thư giản, vừa giúp cơ thể dễ sản sinh ra Melatonin – giúp bạn có giấc ngủ sâu và hồi phục sức khỏe tốt hơn. Còn giúp bạn tiết kiệm đáng kể cho chi phí để sử dụng chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *